Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Thứ sáu - 30/07/2021 16:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mục đích, yêu cầu
Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, xây dựng, phát triển không gian truyền thông GDNN nhằm lan tỏa sâu rộng hình ảnh, giá trị GDNN trong đời sống kinh tế xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân và đồng thuận của toàn xã hội.
Huy động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư và tham gia hoạt động GDNN; gắn kết doanh nghiệp với cơ sở GDNN từ tuyển sinh, đào tạo với tuyển dụng và việc làm nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề. Tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông vào GDNN; hỗ trợ công tác tuyển sinh, hướng nghiệp, khởi nghiệp và lập nghiệp.
Công tác truyền thông về GDNN phải được tổ chức sâu rộng, toàn diện, phù hợp với từng nội dung và đối tượng, áp dụng mô hình truyền thông mới; đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả thực tiễn và tiết kiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động truyền thông. Bám sát nội dung, yêu cầu chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Luật GDNN và tình hình thực tế của địa phương.
Phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ và bảo đảm tính thống nhất trong triển khai thực hiện giữa các cơ quan, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; các cơ sở GDNN, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông...
Nội dung:
1. Nâng cao nhận thức, quan điểm, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDNN.
Tình hình tổ chức triển khai các hoạt động GDNN; kết quả, hiệu quả của quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo; tiếp cận với chuẩn quôc tế và khu vực trong đào tạo nghề nghiệp; các mô hình đào tạo mới, hiệu quả: Mô hình 9+, mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN..
Công tác đào tạo nghề nghiệp thường xuyên, vừa học vừa làm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đối tượng yếu thế, người khuyết tật; người hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, dân tộc thiêu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân, người bị thôi việc, mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lao động dang làm trong doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Công tác phân luồng và định hướng GDNN cho học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học GDNN; dự báo nhu cầu nhân lực phục vụ ngành nghề; định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, thành, thị liên quan đến công tác đào tạo gắn với giải quyết việc làm.
Cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động theo từng ngành nghề và trình độ đào tạo; khả năng đào tạo của các đơn vị trên địa bàn để định hướng cho người dân, người lao động, lựa chọn ngành, nghề, nơi làm việc và việc làm phù hợp.
2. Quảng bá hình ảnh
Tuyên truyền quảng bá hình ảnh về GDNN, hỗ trợ công tác tuyển sinh, hướng nghiệp về GDNN; Các mô hình mới, cách làm mới của GDNN; Công tác đào tạo, hướng nghiệp và khởi nghiệp; phối hợp, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, việc làm, thu nhập sau đào tạo. Đánh giá kỹ năng nghề, kiểm định GDNN, công tác học sinh, sinh viên.
Tuyên truyền qua các hoạt động, sự kiện quan trọng của GDNN, để lan tỏa các thông điệp truyền thông của GDNN: Đồng hành nâng tầm kỹ năng ngày lao động Việt Nam; GDNN: Thực học, thực hành - Vững khới nghiệp, sáng tương lai; Tương lai tươi sáng cùng GDNN...
3. Tôn vinh các cá nhân, tập thể điển hình
Tuyên truyên về mô hình phối hợp hiệu quả giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN trong việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp. Các mô hình, cá nhân/tập thể điển hình tiên tiến... trong GDNN; khởi nghiệp thành công.
Nhiệm vụ và giải pháp:
1. Tăng cường xây dựng và số hóa nội dung tuyên truyền: Xây dựng, biên tập, phát hành, số hóa nội dung, ấn phẩm phục vụ công tác truyên truyền.
2. Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tuyên truyền về GDNN; thông qua các hoạt động và sự kiện của lĩnh vực GDNN.
3. Đẩy mạnh truyền thông qua mạng viễn thông và internet: tăng cường cập nhật, phổ biến thông tin trên mạng xã hội, kênh truyền hình trực tuyến, tin nhắn...
4. Chú trọng tổ chức các hoạt động, sự kiện GDNN tại nơi công cộng, địa điểm vui chơi, giải trí, du lịch... mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể, để định hướng phân luồng học sinh sau THCS và THPT đăng ký tham gia GDNN.
5. Xây dựng các panô, màn hình, đề - can, sticker, huy hiệu, biểu tượng... quảng bá hình ảnh, thông điệp về GDNN tại các khu công cộng, công viên, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông...
6. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các cơ sở GDNN với các trường THCS, THPT để giới thiệu, quảng bá về GDNN giúp các em học sinh có nhận thức đúng và đăng ký tham gia GDNN.
7. Tăng cường sự tham gia của các cơ sở GDNN trong việc tham gia xây dựng chương trình, tài liệu giáo dục hướng nghiệp và cử giáo viên GDNN tham gia giảng dạy giáo dục hướng nghiệp trong trường THCS, THPT.
8. Phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cộng tác viên truyền thông GDNN; tổ cung cấp thông tin cập nhật về GDNN cho đội ngũ phóng viên báo chí theo dõi GDNN.