2425

Đào tạo nghề ở Nghệ An: Nghịch lý thiếu - thừa

Thứ sáu - 06/07/2018 10:36
Cụm từ thừa- thiếu trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm thời gian qua được nhắc đến khá nhiều. Ở Nghệ An điều này thể hiện khá rõ, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động mà còn gây nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm.
Một số vị trí việc làm yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhưng đào tạo còn hạn chế
Một số vị trí việc làm yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhưng đào tạo còn hạn chế

 

Mấy năm trở lại đây, Nghệ An đã ban hành nhiều chương trình, đề án, nghị quyết, chỉ thị, tập trung vào các nội dung như công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác phân luồng, hướng nghiệp, giáo dục và đào nghề học sinh sau THCS và THPT, giải quyết việc làm cho người lao động. Tỉnh được xem là trung tâm đào tạo nghề của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau 4 năm thực hiện Đề án “Đào tạo lao động kỹ thuật tỉnh Nghệ An” số lao động có tay nghề vẫn chỉ đạt 50,2%. Kết quả xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh đào tạo lao động cấp tỉnh so với cả nước mặc dù có tăng 7 bậc nhưng vẫn chỉ đạt từ 4,8 - 6,5/10 điểm. Không chỉ hạn chế về chất lượng lao động, trong quá trình triển khai công tác đào tạo cho thấy có nhiều điều bất hợp lý.

Cụ thể, trong giai đoạn 2012 - 2016, Nghệ An đã tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề cho 404.562 người. Nhưng số đào tạo lao động hệ cao đẳng và trung cấp chỉ đạt gần 64.000 người. Số còn lại hơn 340.000 người là đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên. Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, một số ngành nghề còn mất cân đối giữa đào tạo và nhu cầu sử dụng; một số vị trí việc làm yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhưng đào tạo còn hạn chế. Trong khi đó, một số ngành nghề nhu cầu ít nhưng được tổ chức đào tạo nhiều dẫn đến khó bố trí việc làm, dư thừa lao động, gây lãng phí trong đào tạo. Quá trình đào tạo thiếu tính thực tiễn, thiếu định hướng, dự báo và chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Nhiều lao động khi tiếp nhận vào làm việc doanh nghiệp phải đào tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu. Một số nhóm ngành nghề đào tạo đạt kết quả thấp so với mục tiêu. Thực tế này đẩy các trường nghề vào tình trạng khó tuyển sinh, bởi nhiều học sinh cho rằng học nghề xong vẫn khó có việc làm.

Tuy nhiên, có thể thấy một trong những nguyên nhân quan trọng đó chính là sự thụ động của các trường ngại đổi mới trong chương trình đào tạo, không đầu tư, nâng cao trình độ giáo viên, thiếu linh động tìm kiếm việc làm và “ỷ lại”, chỉ trông chờ vào cơ chế bao cấp  “xin- cho” của nhà nước. Về phía cơ quan quản lý là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chưa sâu sát trong quá trình triển khai, chưa kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh để thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động, chưa mạnh dạn trong việc chỉ đạo, điều hành, còn dễ dãi khi đánh giá hiệu quả và năng lực của các cơ sở giáo dục nghề.

Ông Nguyễn Thanh Hoàng - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn - cho rằng: Cần  rà soát đánh giá, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện có, nhất là các cơ sở công lập để củng cố, đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tiến hành giải thể, sáp nhập các cơ sở không đủ điều kiện, hoạt động kém hiệu quả; bổ sung những ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần và hạn chế những ngành thừa lao động, không nên đào tạo ồ ạt ngắn hạn mà chú trọng đến đào tạo lao động kỹ thuật cao, có trình độ. Mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao sang làm việc ở nước ngoài.

Công tác đào tạo nghề sẽ hiệu quả hơn khi có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương - trường nghề và các doanh nghiệp. Việc Tập đoàn Cienco 4 mới đây ký kết với UBND huyện Kỳ Sơn, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải miền Trung để cung ứng và tuyển dụng gần 1.000 lao động là một minh chứng.

Nguồn tin: baocongthuong.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

gioi thieu
Với bề dày hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề, trường Trung cấp Nghề Kinh tế Kỹ thuật Vinh là một trong những địa chỉ đào tạo nghề uy tín nhất, chất lượng nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An...
 

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay16
  • Tháng hiện tại730
  • Tổng lượt truy cập1,770,395
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây